Viêm gan B được coi là “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe người bệnh. Nó có thể phá hủy các tế bào gan từng chút một, gây suy gan, xơ gan thậm chí ung thư tế bào gan. Khi tiến triển thành viêm gan B giai đoạn cuối, người bệnh rất dễ tử vong. Do đó, việc nhận biết các giai đoạn của bệnh viêm gan B là rất quan trọng để có thể điều trị sớm tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn về các giai đoạn của bệnh viêm gan B, đồng thời cung cấp những thông tin chi tiết nhất về viêm gan B giai đoạn cuối.
Mục lục
Tìm hiểu chung về viêm gan B
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus viêm gan B có 3 con đường lây truyền chính (đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con) tương tự virus HIV nhưng khả năng lây nhiễm cao hơn HIV tới 100 lần. Khi HBV xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ làm tổn thương tế bào gan khiến chức năng gan suy giảm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong.
Viêm gan B có diễn biến khá thầm lặng, đặc biệt ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện do bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Do đó, người bệnh thường chủ quan không đi khám sớm cho tới khi bệnh đã chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đó là lý do chúng ta nên tìm hiểu kĩ từng giai đoạn của bệnh viêm gan B.
Các giai đoạn của viêm gan B
Viêm gan B diễn biến chủ yếu qua 2 giai đoạn: viêm gan B cấp tính (giai đoạn đầu) và viêm gan B mạn tính (giai đoạn cuối). Ở mỗi giai đoạn, thời gian mắc bệnh và mức độ nguy hiểm có sự khác biệt rất lớn.
Viêm gan B cấp tính (giai đoạn đầu)
Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B. Giai đoạn này phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi người bệnh nhiễm virus HBV. Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính thường không rõ ràng, nếu có cũng chỉ có các biểu hiện thoáng qua như mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, sốt, đau nhức gan hoặc khớp, … Các triệu chứng này tương tự như cảm cúm nên người bệnh rất dễ bỏ qua.
Khi mắc viêm gan B cấp tính, đa số người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 6 tháng mà không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, cũng có số ít trường hợp bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan.
Vấn đề quyết định người nhiễm viêm gan B cấp tính có trở thành mạn tính hay không phụ thuộc vào độ tuổi của người mắc bệnh, cụ thể:
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ em: Có đến 80 – 90% trẻ bị nhiễm HBV tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Nguy cơ trẻ khi trưởng thành gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan là rất cao.
- Ở người trưởng thành: Chỉ 10% số người khỏe mạnh nhiễm HBV sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Từ 20 – 30% số người bị viêm gan B mạn tính tiến triển thành bệnh xơ gan hoặc ung thư gan.
Viêm gan B mạn tính (giai đoạn cuối)
Viêm gan B mạn tính là giai đoạn tiếp theo của viêm gan B cấp tính. Giai đoạn này xuất hiện khi hệ miễn dịch không thể loại bỏ virus viêm gan B ra khỏi cơ thể, khiến tình trạng nhiễm trùng gan kéo dài 6 tháng trở lên.
Viêm gan B mạn tính thường kéo dài rất lâu, lên tới 15-30 năm hoặc suốt đời. Đây được đánh giá là giai đoạn nguy hiểm do theo thời gian, viêm gan mạn tính có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan, thậm chí người bệnh có thể tử vong.
Viêm gan B mạn tính thường có các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, …Khi người bệnh xuất hiện triệu chứng vàng da, vàng mắt thì tình trạng đã tương đối nặng, cần phải điều trị ngay nếu không sẽ có những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Do viêm gan B mạn tính có biểu hiện rất mờ nhạt, phải tới khi bệnh đã ở giai đoạn muộn thì người bệnh mới phát hiện ra và đi khám nên nhiều trường hợp đã bỏ lỡ cơ hội điều trị cho hiệu quả cao. Chính vì vậy mỗi người cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị viêm gan B.
Viêm gan B giai đoạn cuối có nguy hiểm không?
Viêm gan B giai đoạn cuối là một tình trạng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm những biến chứng phổ biến và nguy hiểm sau đây:
- Xơ gan: Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị thay thế bởi các sẹo mô xơ và làm gan bị xơ hóa dẫn đến mất dần chức năng gan. Bệnh nhân xơ gan thường có các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, sút cân, tiêu hóa kém, suy giảm hệ miễn dịch, phù nề hai chân sau đó lan ra toàn thân nếu bệnh nặng hơn.
- Bệnh não gan: Bệnh não gan là một bệnh hiếm gặp nhưng nguy cơ tử vong rất cao. Người mắc bệnh có triệu chứng ban đầu như lo lắng, bứt rứt, khó chịu. Sau đó, nếu không được điều trị bệnh sẽ diễn biến nặng hơn khiến bệnh nhân khó ngủ, dễ bị kích động, suy giảm nhận thức, mất định hướng không gian và thời gian. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mê sảng, hôn mê sau.
- Suy gan cấp: Suy gan cấp là biến chứng nguy hiểm của viêm gan B với các biểu hiện thường gặp như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng dẫn tới suy hô hấp, suy đa tạng và tử vong.
- Ung thư gan: Ung thư gan là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm gan B mạn tính. Đây là căn bệnh rất khó điều trị và có nguy cơ tử vong cao. So với người bình thường, người bị nhiễm viêm gan B có tỷ lệ mắc ung thư gan cao hơn đến 20 lần. Các triệu chứng của bệnh là phù sút cân nhanh chóng, đau bụng, lách to, sốt,…
Cách điều trị viêm gan B theo từng giai đoạn
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với virus viêm gan B nhưng nhờ những tiến bộ của nền y học hiện đại, chúng ta vẫn có thể chữa khỏi hoặc hạn chế những biến chứng nguy hiểm do HBV gây ra. Tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể là:
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng đối với cả 2 giai đoạn viêm gan B để bệnh tình tiến triển tốt và ngăn ngừa các biến chứng. Người bệnh nên có chế độ ăn đủ chất, bổ sung rau xanh, trái cây và chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh những thực phẩm có hại cho gan và hệ tiêu hóa như:
- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Thức ăn nhiều cholesterol (nội tạng động vật, các mòi, thịt bò, lòng đỏ trứng, …).
- Thực phẩm có tính nóng như thịt dê, thịt chó, gừng, ớt, …
- Thức ăn quá nhiều gia vị hoặc chưa được nấu chín.
- Tuyệt đối tránh xa rượu bia, chất kích thích vì chúng sẽ gây hại trực tiếp cho gan.
Ngoài chế độ ăn, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để tránh bệnh tiến triển xấu gây hại cho sức khỏe:
- Giữ cân nặng ở mức phù hợp.
- Cân bằng giữa thời gian nghỉ và thời gian làm việc, tránh làm việc quá sức.
- Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress.
- Nâng nhận thức, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Phác đồ điều trị của bác sĩ
Với bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính, HBV khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau, bao gồm: dung nạp miễn dịch, thanh thải miễn dịch, viêm gan B mạn tính không hoạt động, viêm gan B mạn tính tái hoạt động (đợt cấp tính).
☛ Giai đoạn dung nạp miễn dịch
Giai đoạn này xảy ra ở trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B với nguyên nhân lây nhiễm chủ yếu là từ mẹ truyền sang con. Ở giai đoạn dung nạp miễn dịch, nồng độ virus trong máu người bệnh rất cao nhưng không có các tổn thương gan, nồng độ men gan bình thường, sinh thiết gan không có dấu hiệu bị viêm hoặc xơ hóa. Do đó, việc điều trị bằng các loại thuốc kháng virus hay các sản phẩm tăng cường chức năng gan trong thời kì này là không cần thiết.
Giai đoạn dung nạp miễn dịch có thể kéo dài nhiều năm, có khi tới 20-30 năm và có thể chuyển sang giai đoạn thanh thải miễn dịch bất cứ lúc nào. Do vậy, bệnh nhân cần hết sức cẩn trọng, đi khám định kì từ 6 tháng đến 1 năm để đánh giá tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị ngay khi bệnh có diễn biến khác.
☛ Giai đoạn hoạt động thanh thải miễn dịch
Giai đoạn thanh thải miễn dịch thường xảy ra trong độ tuổi 20 – 40 ở những người nhiễm virus viêm gan B. Lúc này, hệ miễn dịch đã nhận ra sự có mặt của HBV nên quá trình đào thải virus được diễn ra. Giai đoạn thanh thải miễn dịch có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Ở thời điểm này, các tế bào gan đã bị tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời thì số lượng tế bào gan tổn thương càng nhiều và quá trình xơ hóa càng diễn ra nhanh chóng.
Ở giai đoạn hoạt động thanh thải miễn dịch, người bệnh cần điều trị tích cực theo phác đồ bác sỹ đưa ra. Phác đồ này bao gồm các loại thuốc kháng virus đặc hiệu (Tenofovir, Lamivudine, Adefovir) giúp kiềm chế virus một cách hiệu quả, đồng thời hạ men gan, cải thiện các triệu chứng lâm sàng, phòng chống tiến triển xơ gan.Thông thường, một liệu trình điều trị bằng thuốc kháng virus sẽ kéo dài trong khoảng 6 tháng nhưng có thể lâu hơn tùy vào đáp ứng của người bệnh.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sỹ, tránh bỏ thuốc và chỉ dừng thuốc khi có chỉ định từ bác sỹ. Ngoài ra, người bệnh cần tái khám định kỳ để theo dõi sát sao hiệu quả điều trị.
☛ Giai đoạn viêm gan B mạn tính không hoạt động
Tiếp theo thanh thải miễn dịch, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính không hoạt động. Trong giai đoạn này, này HBeAg âm tính, anti HBe dương tính, đồng thời định lượng HBV – DNA trong huyết thanh ở mức thấp hoặc dưới ngưỡng phát hiện. Tình trạng bệnh thuyên giảm và sinh thiết gan cho thấy sự giảm mức độ hoại tử.
Ở giai đoạn viêm gan B mạn tính không hoạt động, người bệnh không cần điều trị bằng thuốc kháng virus, chỉ cần đi khám định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm để theo dõi tiến triển của bệnh. Ngoài ra, các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể trong giai đoạn này là rất cần thiết để tránh virus tái hoạt động.
☛ Giai đoạn viêm gan B mạn tính tái hoạt động (đợt cấp)
Giai đoạn viêm gan B mạn tính tái hoạt động xảy ra do sự rối loạn cân bằng giữa hệ miễn dịch và virus. Ở giai đoạn này, người bệnh thường có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn, rối loạn tiêu hóa, …giống như ở giai đoạn thanh thải miễn dịch. Các kết quả xét nghiệm lúc này cho thấy HBeAg có thể âm tính hoặc dương tính, men gan tăng cao, tổn thương gan xuất hiện, sinh thiết gan cho thấy tế bào gan bị viêm, hoại tử.
Viêm gan B mạn tính tái hoạt động càng kéo dài, cường độ cao thì gan bị tổn thương càng nhiều, xơ hóa mô gan càng nhanh. Người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan hay thậm chí là tử vong.
Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kháng virus đặc hiệu kéo dài cho đến khi virus được ức chế. Để bệnh không tiến triển xấu đi, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không ngừng thuốc giữa chừng.
Giải độc gan Tuệ Linh ức chế virus, hỗ trợ điều trị viêm gan B
Hiện nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên một số loại thảo dược cho thấy tác dụng tốt đối với bệnh viêm gan B mạn tính. Trong đó cây Cà gai leo được đặc biệt chú ý vì có nhiều triển vọng trong điều trị. Rất nhiều nghiên cứu về loại cây này đã được tiến hành và kết quả cho thấy trong Cà gai leo có Glycoalcaloid với tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B.
Trước thực trạng Việt Nam có tỉ lệ người mắc viêm gan virus B ở mức cao, các chuyên gia dược liệu của công ty Tuệ Linh đã cho ra đời sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần gồm Cà gai leo và Mật nhân dành cho người viêm gan virus và xơ gan. Với thành phần như trên, Giải độc gan Tuệ Linh không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng đạt được hiệu quả điều trị mà còn giúp tăng cường sức khỏe của gan:
- Giảm nồng độ virus trong máu.
- Ức chế sự tạo thành tổ chức xơ trong tế bào gan, ngăn ngừa biến chứng xơ gan.
- Hạ men gan, làm giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
- Giải độc và bảo vệ gan.
- Tái tạo các tế bào gan mới, hạn chế tổn thương gan.
Sản phẩm đã nhiều lần nhận được các giải thưởng uy tín do người tiêu dùng bình chọn và được các chuyên gia gan mật khuyên dùng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về viêm gan B giai đoạn cuối cũng như sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể giải đáp được thắc mắc của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh
Tài liệu tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/viem-gan-b-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-benh-hieu-qua-169211003130631936.htm
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b/symptoms-causes/syc-20366802#:~:text=Chronic%20hepatitis%20B%20infection%20lasts,as%20cirrhosis%20and%20liver%20cancer.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2705731/