Từ lâu, viêm gan B mãn tính đã được coi là sát thủ thầm lặng. Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn nên thường bị bệnh nhân bỏ qua, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn nặng với một loạt các biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan, ung thư gan,… Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn đọc có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và hạn chế sự xuất hiện của các biến chứng.
Mục lục
Viêm gan B mãn tính là gì?
Viêm gan B là tình trạng gan bị viêm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus này có thể gây nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan B mãn tính là tình trạng nhiễm trùng gan kéo dài từ 6 tháng trở lên. Khi mắc viêm gan B mãn tính, virus viêm gan B thường ở trong cơ thể bạn suốt đời và ngay cả khi bạn không có triệu chứng, bạn vẫn có thể truyền virus cho người khác.
Khả năng viêm gan B tiến triển thành mãn tính tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Cụ thể, theo thống kê của tổ chức thế giới WHO, tỷ lệ viêm gan B chuyển thành mãn tính ở các lứa tuổi như sau:
- Hơn 90% trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B.
- 30 – 50% số trẻ em từ 1 đến 5 tuổi mắc bệnh
- Khoảng 5% người lớn bị nhiễm bệnh
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B mãn tính
Virus viêm gan B (HBV) là nguyên nhân chính gây bệnh viêm gan B mãn tính. Nó có thể xâm nhập vào cơ thể khi người khỏe tiếp xúc với máu hoặc các dịch cơ thể của người bệnh trong các trường hợp sau:
- Dùng chung bơm kim tiêm, bao gồm cả kim tiêm được sử dụng để xăm mình hoặc xỏ khuyên
- Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc bấm móng tay
- Quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc các biện pháp phòng tránh khác (tỷ lệ lây nhiễm đặc biệt cao ở những người quan hệ đồng giới)
- Trẻ được sinh ra bởi người mẹ bị nhiễm viêm gan B
- Truyền máu từ người mắc bệnh
Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này, bao gồm:
- Rượu bia: trong cơ thể, rượu bia được chuyển hóa tại gan thành các chất không có độc tính và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng rượu bia quá nhiều và thường xuyên lại vượt quá khả năng đào thải của gan, gây tổn thương gan. Hậu quả là gan không thể phục hồi được và trở thành viêm gan mạn tính.
- Thuốc men: một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài có thể gây ra viêm gan mạn tính như: Isoniazid, Methyldopa và Nitrofurantoin.
- Ngoài ra, việc thiếu hụt alpha 1 – antitrypsin, viêm gan tự miễn hay gan nhiễm mỡ cũng có liên quan đến viêm gan B mãn tính.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân bị viêm gan B? Cách phòng bệnh
Triệu chứng viêm gan B mãn tính
Các triệu chứng viêm gan B mãn tính thường phụ thuộc vào mức độ tổn thương gan. Trên nhiều đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các biểu hiện bệnh không điển hình, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và thường bị bỏ qua. Khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.
Các triệu chứng có thể bao gồm: sốt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa, ăn uống không ngon miệng, đau bụng, vàng da.
☛ Tham khảo thêm tại: Triệu chứng của bệnh viêm gan B. Tìm hiểu ngay!
Chẩn đoán viêm gan B mãn tính
Việc chẩn đoán viêm nhiễm viêm gan B mãn tính được thực hiện dựa trên các đặc điểm sinh hóa, virus học và mô học của virus HBV, đồng thời loại trừ các nguyên nhân khác như HCV (virus gây bệnh viêm gan C).
Để chẩn đoán viêm gan B mãn tính, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi người bệnh các triệu chứng mà họ gặp phải, sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau để việc chẩn đoán chính xác hơn:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp phát hiện dấu hiệu của virus viêm gan B trong cơ thể, cho biết tình trạng nhiễm trùng là cấp tính hay mãn tính. Xét nghiệm này được thực hiện tương đối đơn giản, mục đích là xác định xem người bệnh có miễn dịch với virus viêm gan B hay không.
Thông thường, xét nghiệm máu chẩn đoán viêm gan B mãn tính gồm 3 phần:
- Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B: xét nghiệm này có thể phát hiện sự có mặt của virus gây bệnh bằng cách xác định các protein bề mặt của nó.
- Xét nghiệm kháng thể bề mặt viêm gan B: xét nghiệm này trả kết quả dương tính có nghĩa là bạn đã miễn dịch với HBV do nhiễm trùng trước đó hoặc do tiêm chủng. Điều này cũng chứng tỏ là hiện tại trong cơ thể bạn không có virus và không thể truyền nhiễm cho người khác.
- Xét nghiệm kháng thể lõi viêm gan B: nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì bạn hiện đang mắc viêm gan B hoặc đã từng mắc bệnh.
Cùng với xét nghiệm máu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm siêu âm hoặc sinh thiết gan để tìm các dấu hiệu tổn thương gan.
Siêu âm gan
Đây là một xét nghiệm đặc biệt được thực hiện để xác định mức độ tổn thương của gan bằng cách sử dụng sóng âm tần số cao để ghi lại những hình ảnh trực tiếp của gan. Kết quả siêu âm gan giúp đánh giá mức độ nặng nhẹ của viêm gan B mãn tính, từ đó, các bác sĩ sẽ chỉ định được các phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Sinh thiết gan
Sinh thiết gan là thủ thuật y tế trong đó một lượng nhỏ mô gan được lấy ra và đem đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết gan cung cấp thông tin mô học về cấu trúc gan và bằng chứng tổn thương gan (về loại, mức độ và độ xơ hóa), những thông tin này không chỉ để chẩn đoán mà còn để xác định giai đoạn, tiên lượng và cách điều trị cho bệnh nhân.
Thủ thuật này thường được chỉ định khi có các triệu chứng nghi ngờ về gan mà không xác định được bằng các phương pháp ít xâm lấn hoặc cần mô bệnh học để phân loại giai đoạn.
Xét nghiệm chức năng gan
Đây là một kiểm tra rất quan trọng đối với người bệnh viêm gan nói chung và người mắc viêm gan B mãn tính nói riêng. Xét nghiệm này cho biết số lượng enzyme do gan tạo ra. Lượng enzyme trong gan thay đổi hoặc men gan tăng cao là những dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương, có thể do viêm. Kết quả của xét nghiệm chức năng gan sẽ hỗ trợ cho bác sĩ trong việc đánh giá hoạt động chức năng của gan có bình thường hay không.
Biến chứng của viêm gan B mãn tính
Nhiễm viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
Suy gan
Bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng suy gan cấp với các dấu hiệu như người mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, vàng da (có thể kèm theo vàng mắt). Nếu bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy đa tạng phủ và thậm chí là tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Xơ gan
Xơ gan là một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp ở những bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Virus viêm gan B liên tục tấn công vào các tế bào gan khiến cho nhu mô gan dần bị thay thế bằng các sẹo, mô xơ và làm cho gan bị xơ hóa. Các sẹo và mô xơ này khiến cho chức năng gan bị suy giảm, gây ra cảm giác mệt mỏi.
Do các triệu chứng của xơ gan thường không rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không thăm khám và điều trị sớm khiến cho bệnh tình trở nặng. Bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, hôn mê gan,…
Ung thư gan
Người bị viêm gan B mãn tính có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp khoảng 20 lần so với người bình thường. Đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và rất dễ dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan là đau bụng, lách to, phù, sụt cân,…
Viêm cầu thận
Đây là một biến chứng ít gặp ở những bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính. Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh vẫn có thể học tập, làm việc và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, dấu hiệu phù trở nên rất rõ ràng như phù mặt, phù chân và nặng hơn là dẫn đến suy cầu thận gây khó khăn cho bệnh nhân trong các hoạt động hàng ngày.
Các biện pháp điều trị viêm gan B mãn tính
Hầu hết những người được chẩn đoán mắc viêm gan B mãn tính cần được điều trị trong suốt phần đời còn lại của họ. Việc này giúp làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng và ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B sang những người xung quanh. Các biện pháp điều trị viêm gan B mãn tính có thể bao gồm:
Thuốc kháng virus
Một số loại thuốc kháng virus như Entecavir, Tenofovir, Lamivudine, Adefovir và Telbivudine có tác dụng chống lại virus viêm gan B và làm chậm các quá trình gây tổn thương tế bào gan của bạn.
Lamivudine: có tác dụng kháng virus HBV, khi đùng dủ liệu trình (thông thường là 2 năm) thì dấu hiệu lâm sàng mất đi, lượng virus trong cơ thể giảm và hình ảnh mô học của gan được cải thiện. Trước năm 2000, Lamivudine được xem là thuốc đầu tay để điều trị viêm gan B mãn tính (do rẻ tiền, dùng đường uống, tiện lợi), nhưng hiện nay tỷ lệ kháng Lamivudine lên tới 70% nên chúng không còn được sử dụng nhiều.
Adefovir, Entecavir, Telbivudine: có thời gian điều trị ngắn hơn so với Lamivudine, tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn và có hiệu quả với những bệnh nhân đã kháng với Lamivudine.
Tenofovir: là thuốc mới nhất được Mỹ cho phép sử dụng từ năm 2008, qua các kết quả nghiên cứu cho thấy Tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó về cả mức đạt hiệu quả và chưa bị kháng thuốc. Đặc biệt, Tenofovir có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai.
Thuốc tiêm Interferon
Interferon alpha – 2b (Intron A) có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngoài ra, nó còn kháng virus. Do thuốc bị thủy phân ở đường tiêu hóa nên chỉ sử dụng đường tiêm. Khi dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, khó thở, sốt, rụng tóc, mệt,…
Phối hợp thuốc
Trong vài năm trở lại đây đã có một số nghiên cứu về phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan B mãn tính. Phối hợp chất tăng cường miễn dịch (Interferon) với chất kháng virus (Lamivudine) cho kết quả tốt hơn khi sử dụng từng thuốc riêng lẻ.
Tuy nhiên, khi phối hợp hai thuốc kháng virus với nhau thì có trường hợp cho kết quả tốt hơn (Lamivudine + Adefovir) nhưng cũng có trường hợp không cho kết quả tốt hơn. Chẳng hạn như dùng phối hợp Lamivudine + Telbivudine thì tốt hơn dùng riêng Lamivudine nhưng lại không tốt hơn dùng riêng Telbivudine. Do sự phối hợp chưa ổn định, lại làm tăng chi phí điều trị nên các bác sĩ thường phải cân nhắc khi sử dụng biện pháp này cho bệnh nhân.
Ghép gan
Biện pháp ghép gan có thể được chỉ định trong trường hợp gan của bệnh nhân đã bị tổn thương nghiêm trọng. Trong quá trình tiến hành cấy ghép gan, các bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần gan bị hư hỏng và thay thế nó bằng những mô gan khỏe mạnh.
Hầu hết gan được cấy ghép từ những người hiến tặng đã qua đời, một số ít có thể đến từ những người còn sống có mong muốn hiến tặng một phần gan của họ.
Giải độc gan Tuệ Linh – hỗ trợ điều trị viêm gan B mãn tính hiệu quả
Để hỗ trợ điều trị viêm gan B hiệu quả, nhiều khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh. Với thành phần là hai loại thảo dược có tác dụng tốt với bệnh viêm gan B mãn tính: Cà gai leo và Mật nhân.
Trong đó, đáng chú ý là thành phần Glycoalcaloid trong Cà gai leo, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và cho thấy có hiệu quả trong việc ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B.
Giải độc gan Tuệ Linh được sản xuất theo quy trình công nghệ đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, ứng dụng đề tài chiết xuất Cà gai leo chuẩn hóa từ Viện hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nên lượng hoạt chất thu được ở mức hoàn toàn tinh khiết. Vì thế, đây chính là giải pháp hiệu quả để giải độc gan không chỉ cho người mắc bệnh viêm gan B mãn tính mà kể cả những người khỏe mạnh cũng có thể sử dụng để giúp lá gan khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Công dụng của sản phẩm:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan virus.
- Giúp làm chậm sự xuất hiện của biến chứng xơ gan.
- Tăng cường chức năng gan, giúp giải độc và bảo vệ gan.
- Hạ men gan, làm giảm các triệu chứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn phải, vàng da và mệt mỏi.
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/chronic-hep-b#diagnosis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b/symptoms-causes/syc-20366802
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1079522/
https://www.msdmanuals.com/professional/hepatic-and-biliary-disorders/hepatitis/hepatitis-b,-chronic