Viêm gan B là một căn bệnh thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, khả năng lây nhiễm cao và có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề. Mặt khác, hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở nước ta đang ở mức cao nên “Viêm gan B có nguy hiểm không?” trở thành vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin để giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Mục lục
Tìm hiểu đôi nét về bệnh viêm gan B
Viêm gan B (viêm gan siêu vi B) là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con, gây tổn thương nghiêm trọng tới tế bào gan và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới một loạt các biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan B tiến triển qua 2 giai đoạn, bao gồm: viêm gan B cấp tính và mạn tính.
Viêm gan B cấp tính: là giai đoạn đầu của viêm gan B, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi bệnh nhân phơi nhiễm với virus viêm gan B. Hầu hết bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể chuyển thành mạn tính gây ảnh hưởng lớn tới chức năng gan cũng như sức khỏe của người bệnh.
Viêm gan B mạn tính: xảy ra khi cơ thể không thể loại bỏ được virus viêm gan B sau nhiễm bệnh cấp tính, bệnh nhân sẽ phải sống chung với nó suốt cả cuộc đời. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường không có các biểu hiện rõ rệt, khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Viêm gan B có nguy hiểm không?
Viêm gan B được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó có thể lây nhiễm sang người khác mà bản thân họ không hề hay biết. Nó là một căn bệnh nguy hiểm do có khả năng lây nhiễm cao và các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng.
Khả năng lây nhiễm cao
Virus viêm gan B có thể được tìm thấy trong máu, các dịch cơ thể như dịch âm đạo, tinh dịch của người bệnh. Nó là loại virus có khả năng lây nhiễm cao qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
Đường máu
Virus viêm gan B tồn tại chủ yếu trong máu và nó có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành trong các trường hợp như tiếp nhận máu từ người mắc bệnh viêm gan B, dụng cụ phẫu thuật chưa được tiệt trùng an toàn, dùng chung bơm kim tiêm,…
Bên cạnh đó, nó cũng có thể dễ dàng lây truyền qua một số trường hợp khác như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng hay xăm môi, xỏ lỗ tai bằng các vật dụng không được khử trùng an toàn.
Đường tình dục
Virus viêm gan B có mặt trong dịch âm đạo và tinh dịch. Do đó, quan hệ tình dục không an toàn cũng chính là tiếp tay cho virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể. Khả năng lây truyền qua đường tình dục đặc biệt cao ở những người quan hệ đồng giới, quan hệ với nhiều bạn tình hoặc mua bán dâm. Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B qua con đường này bằng cách quan hệ tình dục an toàn hoặc chung thủy một vợ một chồng.
Từ mẹ sang con
Đây cũng là con đường lây nhiễm viêm gan B với tỷ lệ khá cao, người mẹ mắc viêm gan B thì có khả năng sẽ lây truyền virus sang cho con nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời, đúng cách. Khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ là cao nhất, có thể lên tới 90%.
Không có triệu chứng rõ ràng
Người mắc bệnh viêm gan B thường không có triệu chứng rõ ràng, các triệu chứng (nếu có) thì thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý khác nên rất khó phát hiện là đã mắc bệnh.
Một số triệu chứng viêm gan B có thể kể đến như:
- Cơ thể mệt mỏi: người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, lười vận động, cơ thể suy nhược,…
- Sốt nhẹ: bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ vào buổi chiều.
- Vàng da: đây là một trong những triệu chứng quan trọng mà người bệnh cần lưu ý với dấu hiệu là da toàn thân và mắt trở nên vàng đậm.
- Rối loạn tiêu hóa: đây là dấu hiệu xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nên thường dễ bị nhầm lẫn, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn, đầy chướng bụng hay nặng hơn là đi ngoài phân đen, nát.
Các biến chứng nguy hiểm của viêm gan B
Như chúng ta đã biết, gan là cơ quan trọng yếu, chịu trách nhiệm thải độc cho cơ thể. Khi bị viêm gan B, chức năng của gan sẽ bị suy giảm dẫn tới khả năng đào thải độc tố bị kém đi. Viêm gan B nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Xơ gan
Xơ gan (sẹo gan) là kết quả của quá trình làm tổn thương quá mức, kèm theo tích tụ quá nhiều mô liên kết trong gan. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1/5 số người bị viêm gan B mạn tính.
Xơ gan thường không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào cho đến khi gan bị tổn thương nặng, khi đó, cơ thể bạn có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
- Ăn không ngon miệng
- Sụt cân
- Mẩn ngứa
- Đau tức vùng hạ sườn phải.
- Đau bụng, đầy chướng bụng
- Mắt cá chân bị sưng
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn xơ gan, các biện pháp chủ yếu được dùng với mục đích kiểm soát các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của xơ gan. Trong trường hợp tổn thương gan nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định ghép gan.
Suy gan
Viêm gan B mạn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của suy gan. Khi mới bị suy gan, bệnh nhân có thể gặp phải các dấu hiệu sau đây:
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Ăn uống mất ngon
- Tiêu chảy
- Nôn ra máu, đi ngoài ra máu
Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, gan không còn khả năng hồi phục thì người bệnh có các biểu hiện như: vàng da và mắt, phù chi, cổ chướng,…
Ung thư gan
Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Ung thư gan là một căn bệnh rất nguy hiểm, diễn biến nhanh và điều trị khó khăn.
Theo các kết quả nghiên cứu, những người bị viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn những người khỏe mạnh bình thường. Hầu hết bệnh nhân đều không có các triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư gan, các dấu hiệu thường xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn như:
- Sụt cân bất thường
- Ăn uống không ngon miệng
- Đầy chướng bụng
- Buồn nôn và nôn
- Vàng da và mắt
- Đi ngoài phân trắng
Việc điều trị ung thư gan phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của bệnh. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm thì khả năng thành công càng cao, có thể duy trì sức khỏe và tuổi thọ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân chỉ có thể sống được vài tháng đến vài năm.
Cách giảm nguy hiểm khi bị viêm gan B
Để giảm nguy hiểm khi bị viêm gan B, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, dùng thuốc theo phác đồ điều trị kết hợp với giải độc gan Tuệ Linh để giảm nồng độ virus.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Khi mắc viêm gan B, người bệnh cần chú ý thay đổi một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, cụ thể:
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, các loại đậu,..
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều chất bảo quản để tránh tăng gánh nặng cho gan.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức để góp phần nâng cao thể trạng.
- Nói không với rượu bia, thuốc lá.
- Không được tự ý dùng thuốc mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Đặc biệt cần uống nhiều nước để tăng cường quá trình thải độc cho cơ thể.
Dùng thuốc theo phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị giữa viêm gan B cấp tính và mãn tính cũng có sự khác nhau, sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp phác đồ điều trị cho từng giai đoạn.
Điều trị viêm gan B cấp tính
Với viêm gan B cấp tính, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bệnh nhân không cần sử dụng thuốc điều trị mà chỉ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể:
- Khi có triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế chất béo, thường xuyên vận động,…
- Khi đã khỏi viêm gan B cấp tính, người bệnh vẫn cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách điều độ để bảo vệ gan.
Điều trị viêm gan B mạn tính
Để điều trị viêm gan B mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kê đơn sau đây:
- Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B dùng đường uống như: Tenofovir, Lamivudin, Adefovir,…Các thuốc này có nhược điểm là quá trình điều trị thường kéo dài và có thể gây độc cho thận (nhưng rất hiếm gặp).
- Các Interferon dùng đường tiêm: Interferon alfa tiêm dưới da 3 – 5 lần/tuần hay Peg – Interferon alfa tiêm dưới da 1 lần/tuần. Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, giả cúm.
Kết hợp với giải độc gan Tuệ Linh để giảm nồng độ virus
Cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt và phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng giải độc gan Tuệ Linh để hỗ trợ điều trị viêm gan B.
Những lý do người bệnh viêm gan B nên sử dụng sản phẩm giải độc gan Tuệ Linh:
- Đây là sản phẩm duy nhất được nghiên cứu cho kết quả làm âm tính virus viêm gan B.
- Được sản xuất từ nguồn Cà gai leo sạch lớn nhất Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP.
- Được các chuyên gia đầu ngành về gan mật ở Việt Nam khuyên dùng.
Theo kết quả nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội, 100% bệnh nhân có men gan cao đều hạ men gan sau khi sử dụng sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh. Không những thế, tình trạng xơ hóa, tổn thương gan cũng được cải thiện đáng kể.
Với nhiều năm đồng hành cùng hàng triệu bệnh nhân, sản phẩm vinh dự nhận được các giải thưởng uy tín như: Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng, Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng,… trong nhiều năm liền.
Làm gì để hạn chế mắc viêm gan B
Hiện nay, tiêm vaccine phòng viêm gan B được coi là biện pháp hạn chế mắc bệnh hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách phòng tránh viêm gan B sau đây:
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
- Không dùng chung bơm kim tiêm và các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở của người lạ mà cần có gang tay để bảo vệ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Băng kín các vết thương hở.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cũng cấp trên đây, bạn đọc đã tìm ra được câu trả lời cho thắc mắc “Viêm gan B có nguy hiểm không?” của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc bạn đọc sớm hồi phục chức năng gan và có một cơ thể khỏe mạnh như mong muốn nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.hepb.org/what-is-hepatitis-b/faqs/why-is-hepatitis-so-dangerous/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4246-hepatitis-b
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4246-hepatitis-b