Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B cao nhất trên thế giới. Trong đó, những trường hợp phát triển thành viêm gan mạn tính chủ yếu là trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh từ sớm, đặc biệt là lây truyền từ mẹ. Vì thế, rất nhiều bà mẹ bị viêm gan B đang lo lắng, không biết con có thể bị lây bệnh khi bú sữa mẹ hay không? Để tìm lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc này, mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Viêm gan B – căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- 2. Viêm gan B lây từ mẹ sang con vào thời điểm nào và bằng cách nào?
- 3. Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không?
- 4. Phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?
- 5. Một số lưu ý cho mẹ bị viêm gan B đang nuôi con nhỏ
- 6. Giải độc gan Tuệ Linh – giải pháp an toàn cho chị em viêm gan B
Viêm gan B – căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Đây là một trong 2 loại viêm gan virus gây gánh nặng lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và ung thư gan, cụ thể, viêm gan B gây ra tới 80% tổng số ca ung thư gan trên thế giới.
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ mang thai là khoảng 10 – 20%. Trong đó, 90% các bà mẹ nhiễm virus viêm gan B có chỉ số HBeAg dương tính có thể lây truyền cho con. Không chỉ vậy, những trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh từ mẹ trước 5 tuổi đều có nguy cơ rất cao bệnh tiến triển thành viêm gan B mạn tính với các biến chứng nghiêm trọng trên gan như như xơ gan hoặc ung thư gan.
Virus viêm gan B (HBV) có thể lây truyền từ người này sang người khác qua máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác. Cụ thể, những con đường lây nhiễm phổ biến được ghi nhận bao gồm:
- Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ: virus có thể lây truyền nếu máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo của người bệnh xâm nhập vào cơ thể người bình thường.
- Nhầm lẫn bơm kim tiêm: HBV dễ dàng lây lan khi vô tình bị đâm phải hoặc dùng nhầm bơm kim tiêm chứa máu người bệnh.
- Mẹ sang con: phụ nữ mang thai nhiễm HBV có thể lây truyền virus này cho con trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, hầu như tất cả trẻ sơ sinh có thể được chủng ngừa ngay sau sinh để tránh bị nhiễm bệnh.
Viêm gan B lây từ mẹ sang con vào thời điểm nào và bằng cách nào?
Trên thế giới, con đường lây truyền viêm gan B phổ biến nhất là từ mẹ sang con (lây truyền dọc). Cụ thể, virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con vào các thời điểm: trong khi mang thai, trong lúc sinh con và thời kỳ cho con bú.
Trong khi mang thai
Thông thường, nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai là khá thấp, tỷ lệ này không quá 2%. Bởi trong giai đoạn này, máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau mà được bảo vệ bởi một hàng rào nhau thai – nơi trao đổi chất dinh dưỡng. Chỉ khi nào có tổn thương trên hàng rào nhau thai này, chẳng hạn như trong trường hợp bị dọa sẩy thai, dọa sinh non thì máu của mẹ mới có khả năng tiếp xúc với máu thai nhi và lây truyền virus viêm gan B.
Trong lúc sinh con
Đây là giai đoạn mà nguy cơ lây truyền bệnh từ mẹ sang con ở mức báo động, tới hơn 90% các trường hợp bé bị lây viêm gan B từ mẹ là xảy ra trong thời điểm này. Nguyên nhân là trong lúc chuyển dạ, các cơ tử cung sẽ co bóp dữ dội, dẫn tới các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt theo và máu mẹ có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với máu con. Bên cạnh đó, khi trẻ chui qua âm đạo của mẹ, bé sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo và có khả năng bị lây truyền virus từ dịch này.
Nguy cơ lây truyền trong khi chuyển dạ sẽ tăng đáng kể – tới 90% ở những phụ nữ có HBeAg dương tính mà không có biện pháp dự phòng cho con trong khi tỷ lệ này ở những chị em có HBeAg âm tính chỉ khoảng 32%.
Trong giai đoạn cho con bú
Việc lây truyền HBV khi cho con bú hiếm khi xảy ra, đặc biệt là hiện nay gần như tất cả trẻ đều được tiêm vắc xin phòng viêm gan B từ khi mới sinh. Mặc dù có phát hiện DNA của HBV trong sữa non của những bà mẹ viêm gan B, tuy nhiên tải lượng virus này rất thấp và gần như không gây lây nhiễm cho trẻ khi bé bú mẹ.
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không?
Theo kết quả nghiên cứu của WHO được công bố năm 2009, không có bằng chứng rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng rủi ro lây nhiễm viêm gan B từ mẹ cho con khi trẻ đã được tiêm chủng phòng bệnh.
Mặc dù phần lớn các bằng chứng khoa học chỉ ra rằng việc phụ nữ mắc viêm gan B nuôi con bằng sữa mẹ là an toàn, tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà hãy chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong một số trường hợp nhất định.
Chẳng hạn như, những mẹ có núm vú bị nứt hoặc chảy máu nên tránh cho con bú trong thời gian này vì khi vú có tổn thương như thế, bé có thể tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm virus là rất cao. Bạn có thể thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức cho đến khi núm vú hoàn toàn lành lại, hoặc mẹ có thể vắt sữa và xử lý nhiệt sữa đã vắt bằng cách đun sôi sủi tăm, hoặc chưng cách thuỷ trước khi cho bé bú.
Nhìn chung, lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ vượt trội hơn nguy cơ lây nhiễm virus tiềm ẩn. Hơn nữa, hiện nay việc tiêm chủng phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh cũng giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con vô cùng hiệu quả với khả năng bảo vệ lên tới 90%. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Dù nuôi con bằng sữa mẹ không làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, tuy nhiên, trẻ vẫn phải đối mặt với tỷ lệ rủi ro nhất định về khả năng lây nhiễm virus HBV từ mẹ trong và sau khi sinh nở. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và liều vaccine viêm gan B đầu tiên trong vòng 12 giờ sau khi sinh.
Liều vaccine thứ hai nên được tiêm khi trẻ được 1–2 tháng tuổi và liều thứ ba khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sau mũi tiêm cuối cùng từ 1-2 tháng, bé nên được làm một số xét nghiệm bao gồm HBsAg và anti-HBs để đánh giá miễn dịch bảo vệ. Các xét nghiệm này giúp kiểm tra xem vaccine có hoạt động hay không và cũng để chắc chắn rằng bé không bị nhiễm HBV do tiếp xúc với máu của mẹ trong quá trình sinh nở. Nếu chưa đạt được miễn dịch mong muốn, có thể trẻ sẽ cần tiêm tiếp 3 mũi vaccine và xét nghiệm lại.
Trí nhớ miễn dịch của vaccine phòng HBV có thể kéo dài ít nhất 30 năm hoặc thậm chí là suốt đời. Do đó, các chuyên gia không khuyến nghị tiêm nhắc lại cho các bé đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng 3 liều. Ngoài ra, tác dụng phụ phổ biến của vaccine phòng viêm gan B thường chỉ bao gồm hơi sốt và đau nhức tại chỗ tiêm, gần như không gặp các trường hợp dị ứng nghiêm trọng hay sốc phản vệ nên bố mẹ không cần quá lo lắng.
Một số lưu ý cho mẹ bị viêm gan B đang nuôi con nhỏ
Mẹ có cần đợi bé hoàn thành liệu trình vaccine rồi mới cho con bú?
Hẳn sẽ có nhiều phụ huynh thắc mắc không biết có cần phải trì hoãn việc cho trẻ bú mẹ cho đến khi bé được chủng ngừa đầy đủ 3 mũi vaccine hay không. Trên thực tế, nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con qua việc cho con bú là không đáng kể từ khi trẻ sơ sinh được tiêm vaccine HBIG / HBV mũi đầu tiên. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con bú mẹ nhé!
Có tiếp tục điều trị viêm gan B bằng thuốc khi cho con bú?
Sau khi trẻ được tiêm vaccine phòng bệnh, mẹ bầu vẫn có thể cho con bú như bình thường. Tuy nhiên, ngoài mối quan tâm này, bạn cần chú ý điều trị duy trì cho mình để kiểm soát lượng virus viêm gan B trong cơ thể xuống mức an toàn. Điều này vô cùng có ý nghĩa trong việc giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho con.
Đối với chị em đang điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus như lamivudine, telbivudine và tenofovir, các nghiên cứu cho thấy, ở liều điều trị thông thường, những thuốc này khá an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú, không chỉ vậy, chúng còn cho thấy hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn nào khác. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên tái khám để xét nghiệm và kiểm tra lại nồng độ virus viêm gan B trong máu.
Mẹ viêm gan B nên ăn gì để có sữa tốt cho con
Tâm lý lo lắng về nguy cơ lây bệnh cho con điều khó tránh khỏi của các mẹ bầu bị viêm gan B. Tuy nhiên, khi bé đã được tiêm phòng như khuyến cáo thì khả năng lây nhiễm này là khá thấp nên phụ huynh không cần hoang mang. Điều quan trọng hơn bạn cần làm là chăm sóc sức khỏe tốt với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cải thiện chất lượng của sữa, đây là cách vô cùng hiệu quả để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ lẫn con.
Thực phẩm nên ăn
Các sản phụ viêm gan B cần duy trì thực đơn giàu dinh dưỡng, đa dạng, đặc biệt là nên tăng cường các thực phẩm tốt hệ miễn dịch như:
- Rau xanh, hoa quả tươi: nên chọn các loại rau và quả giàu vitamin C như cam, ớt chuông, cà chua, …vì vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt tối ưu nhất.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: đây là nguồn cung cấp canxi và các nguyên tố vi lượng thiết yếu dồi dào.
- Các loại hạt: ví dụ như hạnh nhân, đậu phộng, mắc ca, … các hạt này giúp bổ sung dinh dưỡng và chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm gánh nặng cho gan.
- Thực phẩm giàu protein ít béo: thịt ức gà, cá hồi, cá thu, thịt nạc bò, đậu, …
Thực phẩm nên kiêng
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa và có hại cho gan như:
- Đồ uống có cồn nói chung, chẳng hạn như rượu, bia.
- Nước ngọt, nước có gas.
- Thực phẩm có nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ.
Những đồ ăn thức uống này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để virus viêm gan B phát triển mạnh mẽ hơn và gây tổn thương gan nhiều hơn. Do đó, mẹ nên tuyệt đối tránh xa những thực phẩm này.
Giải độc gan Tuệ Linh – giải pháp an toàn cho chị em viêm gan B
Điều trị viêm gan B là một cuộc chiến trường kỳ với nhiều chị em mắc viêm gan B mạn tính. Do đó, yêu cầu về một sản phẩm hỗ trợ điều trị an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây các tác dụng phụ nghiêm trọng là một đòi hỏi thiết thực. Hiểu được nhu cầu đó, công ty TNHH Tuệ Linh đã đem đến sản phẩm thảo dược Giải độc gan Tuệ Linh với 4 công dụng tuyệt vời:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động.
- Giúp tăng cường chức năng giải độc gan, tăng cường miễn dịch nội sinh, từ đó, hỗ trợ bảo vệ và phục hồi tế bào gan.
- Làm giảm men gan và giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn, vàng da, mệt mỏi.
- Giúp làm chậm sự phát triển của xơ gan.
Giải độc gan Tuệ Linh là sự kế thừa thành quả nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành về cây cà gai leo – thảo dược duy nhất được chứng minh công dụng không thua kém gì thuốc Tây trong việc hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tổn thương tế bào gan, ngăn chặn xơ gan tiến triển. Các đề tài và thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của giải độc gan Tuệ Linh đều được tiến hành và nghiệm thu tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Trung ương quân đội 108, đại học Y Hà Nội, …Do đó, bệnh nhân viêm gan B có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng sản phẩm khi sử dụng liệu trình giải độc gan Tuệ Linh.
Lời kết
Trên đây là câu trả lời chi tiết nhất cho thắc mắc “Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không?”, mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp hoàn toàn những băn khoăn của mình. Để được tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ hotline 18001190 (miễn cước). Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
https://suckhoedoisong.vn/be-van-bu-an-toan-khi-me-mac-viem-gan-b-16997747.htm
https://suckhoedoisong.vn/du-phong-viem-gan-b-o-phu-nu-mang-thai-169196694.htm