Men gan cao là bệnh lý khá phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Bệnh ngày càng xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, thực tế không ít người chưa hiểu biết về bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Cùng tìm hiểu men gan cao là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện qua những thông tin sau đây nhé.
Mục lục
Men gan cao là gì?
Gan giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn. Bên cạnh đó, nó còn có công dụng thanh lọc, đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể ra bên ngoài. Dinh dưỡng từ thức ăn sau khi được hấp thu đưa về gan, gan có chức năng thanh lọc rồi chuyển hóa thành các dưỡng chất phù hợp với cơ thể và loại bỏ độc tố ra bên ngoài.
Khi cơ thể có những bất ổn, gan phải chịu ảnh hưởng không nhỏ khiến chỉ số men gan bất thường. Các enzyme trong tế bào gan được giải phóng, hòa tan vào trong máu khiến máu chứa một lượng men gan nhất định. Chúng tích tụ ngày càng nhiều thêm khiến men gan tăng cao hơn mức bình thường, phá hủy tế bào gan.
Chỉ số men gan được cho là bình thường, không vượt quá mức giới hạn cho phép. Trong đó, có 4 chỉ số men gan thông dụng được các bác sĩ chỉ định là ALT, AST, GGT, ALP, được phân chia theo giới tính, độ tuổi nên độ chính xác gần như tuyệt đối. Men gan ở mức bình thường khi các chỉ số như sau:
- Chỉ số ALT (hay còn gọi là GPT) giới hạn bình thường từ 5-37 UI/l
- Chỉ số AST (hay còn gọi là GOT) giới hạn bình thường từ 5-40 UI/l
- Chỉ số GGT giới hạn bình thường là 5-60 UI/l
- Chỉ số ALP giới hạn bình thường từ 35-115 UI/l
Khi chỉ số men gan tăng gấp 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ 2 – 5 lần là mức trung bình và tăng cao khi chỉ số gấp 5 – 10 lần. Men gan cao thường dễ dẫn tới xơ gan, đặc biệt là những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như viêm gan, ung thư gan. Bởi vậy khi có dấu hiệu của men gan cao, người bệnh cần được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời để cải thiện tình trạng bệnh.
Nguyên nhân gây men gan cao thường gặp
Men gan cao do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, điển hình như:
Virus gây viêm gan
Viêm gan siêu vi là nguyên nhân điển hình khiến men gan tăng cao đột biến. Có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D, E, các virus xâm nhập vào cơ thể, phá hủy tế bào gan khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng. Hơn nữa, virus gây viêm gan B, C khi hoạt động mạnh mẽ gây ra viêm gan cấp và mạn tính, làm tăng nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan.
Bệnh lý về gan khác
Viêm gan tự miễn: Là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lại tế bào gan của cơ cơ thể dẫn tới viêm khiến men gan tăng cao. Cho tới nay nguyên nhân của bệnh này vẫn chưa được hiểu rõ nhưng có thể do di truyền hoặc môi trường. Người bệnh có các dấu hiệu như mệt mỏi, khó chịu ở bụng, lười ăn, đau cơ, phù nề…
Viêm gan do rượu: Đây là một trong những nguyên nhân khiến men gan tăng cao, nồng độ men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ tổn thương gan do rượu bia.
Gan nhiễm mỡ không do rượu: Tình trạng tích tụ mỡ bất thường ở gan với những người uống ít hoặc không uống rượu khiến men gan cao. Khi bệnh ở giai đoạn phát triển có thể dẫn tới các biến chứng xơ gan, ung thư gan.
Bệnh đường mật
Các bệnh đường mật có quan hệ mật thiết đối với gan, đặc biệt là sỏi đường mật, viêm đường mật, giun chui ống mật… Khi đó, đường mật bị phù nề hoặc địch mật tắc nghẽn tác động lên tế bào gan và khiến men gan tăng cao.
Lạm dụng rượu bia
Men gan tăng cao thường gặp ở những người sử dụng rượu bia quá đà trong thời gian dài. Các chất kích thích có chứa nồng độ cao làm tổn thương gan, suy giảm chức năng gan.
Thuốc
Một số loại thuốc có liên quan tới tổn thương gan và làm men gan tăng cao như:
- Thuốc giảm đau Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen và Naproxen,…
- Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Clavulanic, Isoniazid,…
Thói quen tự sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hay giảm đau một cách vô tội vạ là nguyên nhân khiến men gan tăng cao. Các loại thuốc này đều được chuyển hóa tại gan. Khi tự ý dùng hoặc lạm dụng khiến gan bị quá tải gây tổn thương lá gan. Đặc biệt, gần đây việc sử dụng các thực phẩm chức năng, loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể dẫn tới viêm gan.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ gan. Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm có chứa độ tố, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, dư thừa lượng thuốc trừ sâu… khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để xử lý và loại bỏ. Từ đó, làm chết tế bào gan, gây tăng men gan, viêm gan, thậm chí ung thư gan.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, men gan tăng còn do các nguyên nhân khác như sốt rét, ngộ độc hóa chất, viêm tụy, bệnh celiac, suy tim, đái tháo đường… làm quá trình chuyển hóa tế bào gan bị ảnh hưởng dẫn tới men gan tăng cao.
Triệu chứng của bệnh men gan tăng cao
Khi chỉ số men gan tăng nhẹ từ 1 – 2 lần so với bình thường thì cơ thể hầu như chưa nhận thấy những triệu chứng rõ rệt. Nếu chỉ số men gan tăng hơn 5 lần thì các triệu chứng của bệnh sẽ rõ rệt. Cụ thể như sau:
Vàng da: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy bằng mắt thường, nhất là khi men gan tăng cao. Nguyên nhân do gan không chuyển hóa và thanh thải được sắc tố mật bilirubin. Tế bào gan chết đi, giải phóng vào máu gây vàng da, vàng mắt. Móng tay cũng chuyển vàng, trong khoang miệng có màng nhày.
Phân nhạt màu, nước tiểu có màu đậm hơn: Nếu nước tiểu đậm hơn bình thường, phân có màu trắng cũng được coi là dấu hiệu của bệnh. Nguyên nhân do gan bị tổn thương, dịch tiêu hóa sẽ đi vào máu gây chướng bụng, phân nhạt màu.
Ngứa da: Với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nghiêm trọng, phụ thuộc vào chỉ số men gan tăng. Nguyên nhân do các độc tố trong cơ thể không được gan đào thải mà tích tụ trong da, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Phù nề: Men gan tăng khiến chức năng gan suy giảm, quá trình thanh lọc không đào thải được ra bên ngoài sẽ tích tụ lại gây phù nề bất thường ở phần dưới của cơ thể như mắt cá chân, bàn chân.
Triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng điển hình trên, còn xuất hiện một số triệu chứng khác như buồn nôn, đau bụng đi ngoài, mệt mỏi, chán ăn, tâm lý thay đổi, giảm ham muốn tình dục…
Xem thêm chi tiết: Men gan cao có triệu chứng gì?
Men gan tăng cao có nguy hiểm không?
Men gan tăng cao có nguy hiểm không? là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Chỉ số men gan không đơn giản là chỉ số tăng hay giảm mà nó còn phản ánh tình trạng gan đang bị tổn thương hay không, tổn thương ở mức độ nào. Cụ thể:
- Nếu chỉ số men gan từ 40-80, cảnh báo nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan virus hay rượu bia, béo phì…
- Nếu chỉ số men gan từ 80-150, cảnh báo chức năng gan bị suy giảm, có thể gây biến chứng như xơ gan, xơ gan cổ trướng
- Nếu chỉ số men gan từ 150-200, hoặc > 200 thì gây tổn hại nghiêm trọng đến tế bào gan, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.
Thông tin xem thêm: Men gan cao có nguy hiểm không?
Bạn nên làm gì để hạ men gan cao?
Để cải thiện tình trạng men gan cao, điều đầu tiên bạn nên làm chính là thăm khám cụ thể tại những trung tâm y tế tin cậy để tìm ra nguyên nhân, cơ chế của bệnh, mức độ của bệnh. Từ đó, các bác sĩ lên phác đồ điều trị và tư vấn bạn cụ thể.
- Nếu men gan tăng do viêm gan virus A, B, C thì cần phác đồ điều trị là thuốc kháng virus nhằm ức chế hoạt động của virus, hạ men gan và bảo vệ lá gan.
- Nếu men gan tăng do dùng rượu bia, thuốc lá thì cần dừng ngay việc uống bia rượu, hút thuốc. Đồng thời, kết hợp thêm sử dụng các loại thuốc nhằm tăng cường chức năng gan, giải độc gan hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý các vấn đề để hạ men gan một cách an toàn:
Bổ sung nhiều rau xanh: Chế độ ăn uống nhiều rau xanh có thể giúp gan nhận được các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, giảm lượng mỡ dự trữ trong gan. Bạn hãy cố gắng tăng lượng rau bina, rau xanh khác như bông cải xanh, bắp cải…
Thực phẩm nhiều chất xơ: Đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cơ thể phá vỡ cholesterol, kiểm soát tốt men gan. Những thực phẩm này làm tăng lượng mật do gan sản sinh ra, có thể giúp phá vỡ chất béo. Một số thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, quả mọng, quả hạch…
Thực phẩm giàu tính oxy hóa: Giúp gan hoạt động hiệu quả hơn, không chỉ giảm nồng độ men gan chúng giúp tối ưu hoạt động của gan. Thực phẩm chống oxy hóa tốt như bơ, củ cải đường chứa flavonoid chống oxy hóa. Hạt dẻ là một trong những nguồn axit béo omega-4 và vitamin B rất tốt cho hỗ trợ gan.
Tăng lượng vitamin C: Vitamin C là điều cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào gan, giúp giảm men gan. Bổ sung vitamin C từ cam, quýt, bưởi…
Giảm cân: Những người béo phì làm tăng nguy cơ tăng men gan. Giảm cân là biện pháp hiệu quả để kiểm soát men gan. Hãy giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 23 và trên 18,5 (dành cho người châu Á). Nếu chỉ số BMI của bạn trên 23 là thừa cân và trên 25 là béo phì. Kiểm soát vòng eo trong giới hạn cho phép: đàn ông <90cm và phụ nữ <80cm theo chuẩn người châu Á.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Bạn cần duy trì lối sống tích cực để giữ sức khỏe, hỗ trợ tốt chức năng gan. Hãy đi bộ 30 phút mỗi ngày và tối thiểu đạt 5 ngày/tuần. Nếu không có quá 30 phút liên tục để tập thể dục, có thể tập 10 – 15 phút/lần, vài lần trong ngày. Một số bài tập tốt cho người bệnh như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội…
Uống đủ nước: Cung cấp ít nhất 8 ly nước mỗi ngày cho cơ thể để đảm bảo gan đang lọc chất thải một cách hiệu quả. Hãy uống nước khi thức dậy, trước khi đi ngủ và ban đêm để đảm bảo cơ thể được tối ưu hóa trong các chức năng hoạt động.
Môi trường sống tốt: Yếu tố gia đình và môi trường làm việc góp phần làm tăng men gan. Hãy thử sử dụng các sản phẩm làm sạch tự nhiên vì nhiều sản phẩm làm sạch tổng hợp có chứa độc tố gây ảnh hưởng tới gan. Hãy đảm bảo một môi trường không khói thuốc lá.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nó là yếu tố giúp con người hoạt động một cách hiệu quả nhất trong ngày. Bạn nên đi ngủ trước 23 giờ vì 23h – 1h sáng là quãng thời gian thải độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
Kiểm tra thuốc đang dùng: Có một số loại thuốc có thể gây tổn thương gan, đặc biệt khi sử dụng lâu dài. Nên trao đổi với bác sĩ khi sử dụng các thuốc giảm đau nhằm tránh hại tế bào gan.
Xem thêm chi tiết: Men gan cao nên ăn gì kiêng gì?