Men gan cao có thể dẫn tới những nguy hiểm cho sức khỏe. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng giúp sức khỏe người bệnh mau hồi phục. Tuy nhiên, làm thế nào để phát hiện bệnh thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết để thăm khám sớm.
Thông tin xem chi tiết: Men gan cao là gì?
Dấu hiệu men gan cao
Những dấu hiệu của tăng men gan không thực sự rõ ràng. Điều này khiến người bệnh chủ quan, không phát hiện sớm cho tới khi tình trạng trở nên nghiêm trọng mới nắm bắt được tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, để phát hiện bệnh sớm người bệnh nên chú ý một số triệu chứng cơ bản sau:
Mẩn ngứa
Trên bề mặt da bị mẩn ngứa là dấu hiệu của người men gan cao hoặc một vài bệnh lý có liên quan tới gan. Khi chức năng gan suy giảm gây gián đoạn hoặc ngưng trệ quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. Độc tố không được đào thải ra bên ngoài khiến chúng phát tán qua da gây ngứa toàn thân, tùy thuộc vào tình trạng tăng men gan nặng hay nhẹ.
Vàng da
Men gan cao cũng như một số bệnh lý khác về gan có thể dẫn tới sự thay đổi màu sắc của da. Sự thay đổi này sinh ra do gan không thể thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa và đào thải các sắc tố mật bilirubin. Do đó, tế bào gan dần bị phá hủy, giải phóng vào máu dẫn tới vàng da, vàng mắt. Ngoài ra, móng tay cũng có thể chuyển sang màu đục vàng kèm theo màng nhầy trong miệng.
Phù nề
Chỉ số men gan tăng đồng nghĩa với chức năng gan bị suy giảm khiến cho quá trình đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể không diễn ra một cách bình thường. Trong khi đó, sự tích tụ các độc tố bên trong cơ thể có thể gây ra một số dấu hiệu bất thường ở vùng cơ thể bên dưới chẳng hạn như phù nề bàn chân, phù nề mắt cá chân…
Nước tiểu đậm màu và phân màu nhạt hơn
Thay đổi màu nước tiểu, màu phân được xem là biểu hiện của men gan cao kèm theo rối loạn chức năng mật khiến quá trình chuyển hóa diễn ra tại mật bị ảnh hưởng. Nồng độ bilirubin sẽ bị cản trở, không thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa khiến chúng đào thải ra ngoài thông qua đại tiện hoặc tiểu tiện. Vì vậy, màu sắc nước tiểu sẽ đậm hơn, ngược lại màu phân lại nhạt hơn.
Dấu hiệu khác
Ngoài các triệu chứng kể trên thì cơ thể người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng không điển hình khác như:
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, giảm ham muốn tình dục.
- Đôi khi bị sốt nhẹ.
- Xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn hoặc nôn.
- Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau ở vùng hạ sườn phải một cách âm ỉ, kéo dài do chỉ số men gan trong máu cao.
Người bệnh có thể bị sốt nhẹ.
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên, mọi người cần chủ động đi khám để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Việc phát hiện sớm không chỉ giúp bệnh mau chóng hồi phục mà còn ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng về sau.
Sự nguy hiểm của men gan tăng cao
Các chỉ số men gan ở mức bình thường như sau:
- Aspartate transamine (AST): 20-40 UI/L
- Alanine transaminase (ALT): 20-40 UI/L
- Gamma – glutamyl transpeptidase (GGT): 20-40 UI/L.
- Phosphatase kiềm (ALP): 30-110 UI/L.
Khi tế bào gan bị tổn thương, men gan sẽ tràn vào máu nên đi xét nghiệm máu sẽ thấy men gan trong máu tăng. Nồng độ men gan trong máu khác nhau sẽ phản ánh tế bào gan bị tổn thương khác nhau. Nếu men gan tăng nhẹ (dưới 2 lần) thì người bệnh hầu như không có triệu chứng. Hoặc nếu có thì triệu chứng không rõ rệt. Thậm chí một vài trường hợp men gan rất cao nhưng không có biểu hiện lâm sàng nào. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng thậm chí vài năm.
Xem chi tiết: Men gan cao có nguy hiểm không?
Cách điều trị hiệu quả
Một điều đáng lo ngại là khi tổn thương gan ở giai đoạn nặng mới có các triệu chứng ồ ạt. Còn khi bệnh ở giai đoạn sớm thì các triệu chứng chỉ thoáng qua nên nhiều người bệnh không nhận thấy. Nguyên nhân gây men gan cao khá đa dạng, người bệnh nên đến trung tâm y tế chuyên khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán chính xác, tìm ra ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị tốt nhất. Ngoài ra, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Theo dõi thường xuyên men gan
Thăm khám sức khỏe thường xuyên để kiểm tra men gan.
Khi đã biết mình bị men gan cao, cần giữ gìn sức khỏe không nên làm việc quá sức. Thường xuyên đi khám bác sĩ chuyên khoa gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng, đặc biệt là viêm gan siêu vi B. Mặc khác, cần theo dõi thường xuyên xem số lượng men gan có thay đổi không. Nên làm siêu âm, định lượng gan để biết tình trạng gan, ống dẫn mật. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có những điều trị, theo doi và xét nghiệm định kỳ.
Thay đổi chế độ ăn uống
Để bảo vệ tốt lá gan của bạn cần áp dụng chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, nên ăn uống thanh đạm, dễ tiêu hóa cung cấp dưỡng chất cho cơ thể thông qua các bữa ăn hàng ngày. Cần đảm bảo cân bằng về vitamin, protein và các khoáng chất cần thiết. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống như sau:
- Cần bổ sung rau quả tươi, vitamin và các nguyên tố vi lượng có lợi cho khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng với bệnh tật.
- Bổ sung vitamin A từ các loại thực phẩm như gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng gà, rau muống, rau chân vịt, tỏi tây, bắp cải…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B1, B2, B6 như mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả, hạt kê, đậu nành, trứng, sữa…
- Thực phẩm thuộc họ nấm như mộc nhĩ, nấm rất tốt cho bệnh nhân bị tăng men gan bởi chúng có dinh dưỡng phong phú và có lợi cho việc nâng cao chức năng miễn dịch cơ thể, thúc đẩy hình thành kháng thể cũng có hiệu quả nhất định trong việc làm giảm men gan.
- Hạn chế các loại thức ăn được chế biến sẵn bởi chứa nhiều chất bảo quản gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa cũng như khả năng hoạt động của gan. Bia rượu, cà phê, đồ ăn chua cay cũng là những thực phẩm cần hạn chế.
- Không hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ ung thư gan, làm tăng thêm độc tính các thuốc có hại cho gan.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc. Đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc. Nên đi ngủ trước 23h bởi từ 23h – 1h sáng là thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say. Bên cạnh đó, giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp lấy lại năng lượng cho một ngày làm việc mới.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng, tăng cường tuần hoàn máu, đốt cháy năng lượng dư thừa của cơ thể, bảo vệ và duy trì ổn định chức năng giải độc của gan. Một số loại hình thể dục thể thao không yêu cầu kỹ thuật cao, đơn giản và không mất quá nhiều sức lực và có lợi cho gan như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, aerobic…
Uống nhiều nước
Bổ sung đủ nước rất có lợi cho hoạt động của gan. Uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, tăng cường khả năng hoạt động của tế bào gan, giúp quá trình đào thải độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Để đạt được hiệu quả giải độc gan, mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước, chia thành nhiều lần trong ngày. Mỗi lần chỉ nên uống từ 150 – 200ml nước.
Dùng thuốc theo chỉ định
Không tự ý mua thuốc về điều trị hoặc sử dụng sai cách, sai liều lượng. Hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định mà bác sĩ tư vấn và kê đơn. Bên cạnh đó, để phòng tránh các bệnh lây nhiễm, không nên dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ cắt móng tay. Nên tiêm ngừa viêm gan nếu trong gia đình có người bệnh gan, nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, điều trị sớm.
Xem chi tiết: Uống thuốc gì để hạ men gan?